Bạn cần biết

arrowarrow

Đất nông nghiệp có tách thửa được không mới nhất?

Đất nông nghiệp có tách thửa được không mới nhất?

calendar9 tháng 5, 2024

Ngày nay nhu cầu sử dụng đất tăng cao nên việc tách thửa đất trở nên phổ biến hơn, đặc biệt đối với đất nông nghiệp. Vậy đất nông nghiệp có được phép tách thửa không? Quy trình và thủ tục thực hiện tách thửa đất nông nghiệp như thế nào? Sau đây hãy cùng Đất Vàng Việt Nam tìm hiểu kỹ vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

news

Đề biết thêm thông tin chi tiết, mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết dưới đây của Đất Vàng Việt Nam https://datvangvietnam.net/ nhé!

1. Tách thửa đất là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 của Luật Đất đai 2013, thửa đất được giải thích là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Do đó, việc tách thửa có thể hiểu là quá trình chia lô đất thành các lô đất nhỏ hơn, có diện tích khác nhau, từ một lô đất ban đầu có diện tích lớn. Đồng thời, việc này cũng đi kèm với việc phân chia quyền sử dụng đất từ người đứng tên trong Sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác.

Diện tích của các lô đất sau khi tách thửa sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng của người thực hiện thủ tục phân lô tách thửa, tuy nhiên, phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các điều kiện và quy định của pháp luật về phân lô tách thửa.

Một điểm cần lưu ý là phân lô tách thửa đất là một quá trình khác biệt so với việc phân lô tách nền dự án.

Tìm hiểu khái niệm tách thửa đất là gì?
Tìm hiểu khái niệm tách thửa đất là gì?

2. Đất nông nghiệp có được tách thửa đất không?

Hiện nay, Luật Đất đai và các văn bản pháp luật có liên quan chỉ quy định về điều kiện chung để tách thửa đất mà không có quy định cụ thể về việc cấm tách thửa đất nông nghiệp.

Vì vậy, người sử dụng đất nông nghiệp hoàn toàn có quyền thực hiện thủ tục tách thửa đất nhưng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện chung và các điều kiện riêng của từng địa phương.

Cụ thể, theo quy định của khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, để được tách thửa khi chuyển nhượng, tặng cho... cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (một số địa phương không bắt buộc phải có Sổ hồng, Sổ đỏ mà chỉ cần có đủ điều kiện để cấp Sổ đỏ, Sổ hồng);

  • Thửa đất không có tranh chấp;

  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

  • Đất đang trong thời hạn sử dụng;

  • Thửa đất đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành.

Về diện tích tối thiểu để tách thửa, theo quy định của khoản 2 Điều 143 của Luật Đất đai 2013:

“Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương”.

Bên cạnh đó, khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP cũng quy định:

“UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương”.

Như vậy, người sử dụng đất nông nghiệp được phép tách thửa để bán hoặc tặng cho một phần thửa đất, tuy nhiên họ phải tuân thủ các điều kiện chung và các điều kiện riêng về hồ sơ tách thửa, cũng như diện tích tối thiểu tách thửa tại mỗi địa phương.

3. Quy trình tách thửa đất nông nghiệp thế nào?

Đề tách thửa đất nông nghiệp công dân cần thực hiện đầy đủ các bước như sau:

Bước 01: Chuẩn bị hồ sơ

Theo quy định của khoản 11 Điều 9 của Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 của Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục tách thửa đất bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị tách thửa theo Mẫu số 11/ĐK;

  • Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bước 02: Nộp hồ sơ

Có hai cách để nộp hồ sơ:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu.

Cách 2:

  • Trong trường hợp địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa cấp huyện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

  • Nếu địa phương chưa tổ chức Bộ phận một cửa, thì hồ sơ được nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện nơi có thửa đất hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nếu chưa tổ chức Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.

Quy trình các bước tách thửa đất nông nghiệp
Quy trình các bước tách thửa đất nông nghiệp

Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Bộ phận tiếp nhận ghi và đưa người nộp hồ sơ giấy tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 4. Trả kết quả

Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết phải trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

Lưu ý: Thời gian giải quyết sẽ không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; và không quá 25 ngày làm việc đối với xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

Trên đây là thông tin chi tiết về việc đất nông nghiệp có tách thửa được không mà Đất Vàng Việt Nam muốn chia sẻ với bạn. 

Truy cập website để cập nhật thông tin mới nhất và tin tức nóng hổi từ thị trường bất động sản toàn quốc.

​​Đất vàng Việt Nam

​​Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất

​​Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng

​​Hotline: 0961.85.0990